http://www.bacsigiadinh.com/#t
Sỏi thận rất dễ tái phát
Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 50% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.
Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.
Có 4 loại sỏi thận chính
Sỏi canxi: Chiếm 80-90%. Lượng canxi thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, nếu nồng độ quá nhiều, khó hòa tan hết trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi.
Sỏi phosphat ammonium magnesium: Do vi khuẩn lên men urê gây nên, thường hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn, khiến sỏi khuẩn hình thành. Sỏi này thường có nhiều cạnh nhọn, kích thước lớn làm tổn thương thận.
Sỏi acid uric: Hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Người ăn nhiều đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ sỏi urat cao.
Sỏi cystine: Ít gặp, hay xảy ra ở người bị bệnh xistine niệu, khiến thận không hấp thu lại xistine (một loại amino acid). Chất này không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
Khi thấy đau là sỏi đã lớn
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các triệu chứng thường gặp là:
- Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản. Đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.
- Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu.
- Có thể có sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát.
- Đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.
Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát
Để điều trị hiệu quả, việc xác định loại sỏi rất quan trọng. Có thể loại trừ sỏi thận nhỏ mà không phải phẫu thuật như uống nhiều trên 2 lít nước một ngày để sỏi tự ra. Ở cơ sở y tế, các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như:
Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi đài bể thận đường kính dưới 20 mm, có thể dùng năng lượng siêu âm chiếu qua da vào các viên sỏi để phá vỡ chúng. Sóng siêu âm tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.
Tán sỏi qua da: Đưa một máy tán sỏi qua da vùng thắt lưng vào thận. Viên sỏi sẽ bị tán vỡ nhờ sóng siêu âm và hút ra ngoài qua ống. Cách này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...
Hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó dù đã điều trị, bệnh nhân vẫn cần:
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.
- Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
- Người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc môn cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bạn có mắc sỏi thận?
Những biểu hiện, triệu chứng và các nguy cơ sẽ giúp bạn tự làm một bài test kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra, những lời khuyên bổ ích dưới đây cũng sẽ giúp bạn biết phải làm gì để ngăn ngừa chứng bệnh này.
Biểu hiện của bệnh
Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric).
Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.
Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót.
Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận:
- Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu
- Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn
- Đau vùng bụng , vùng háng, người hơi sốt, hay bị rùng mình
- Nước tiểu có màu không bình thường
Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già.
Nguyên nhân của bệnh
Các bằng chứng y khoa đã cho hay, uống quá ít nước sẽ dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận.
Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.
Thêm vào đó những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat ( có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.
Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.
Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxala trong nước tiểu. Khi hàm lượng quá cao, canxi oxala không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.
Giảm đau khi mắc sỏi thận
- Uống 3- 4 cốc nước ép quả nam việt quất mỗi ngày
- Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần
- Ăn măng tây ít nhất 2 lần mỗi tuần
- Ngâm khăn với nước ép hành tỏi rồi chườm lên vùng thận sẽ giúp giảm đau
- Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh sỏi thận gây ra
- Uống ít nhất 1 cốc nước chanh mỗi ngày
- Uống nước củ cải đường hàng ngày
- Uống nhiều nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.Theo Dân trí
Dấu hiệu bạn bị sỏi thận
Sỏi thận xảy ra khi có quá nhiều chất lắng trong nước tiểu, kết tinh lại dưới dạng các viên sỏi. Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đưa ra danh sách những triệu chứng dưới đây. Theo HealthDay, các dấu hiệu bao gồm: - Đau bụng hoặc ở hai bên sườn, cơn đau lan xuống háng hoặc tinh hoàn. - Cơn đau xuất hiện đột ngột, và biến mất đột ngột - Màu sắc nước tiểu thay đổi, hoặc nước tiểu có máu - Ớn lạnh và sốt - Buồn nôn và ói mửaTheo VNExpress
Dấu hiệu bạn bị sỏi thận
Sỏi thận xảy ra khi có quá nhiều chất lắng trong nước tiểu, kết tinh lại dưới dạng các viên sỏi. Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đưa ra danh sách những triệu chứng dưới đây.
Theo HealthDay, các dấu hiệu bao gồm:
- Đau bụng hoặc ở hai bên sườn, cơn đau lan xuống háng hoặc tinh hoàn.
- Cơn đau xuất hiện đột ngột, và biến mất đột ngột
- Màu sắc nước tiểu thay đổi, hoặc nước tiểu có máu
- Ớn lạnh và sốt
- Buồn nôn và ói mửa
Chế độ ăn uống của người mắc bệnh thận
Khống chế
Muốn khống chế các bệnh liên quan tới thận, bạn nên thực hiện theo những tiêu chí sau đây:
- Giảm cân nếu bạn thuộc tuýp người dư thừa cân nặng hay béo phì.
- Hạn chế các thực phẩm giàu protein.
- Nên lựa chọn những loại thực phẩm ít béo, bổ sung thêm rau xanh và trái cây để làm tăng hàm lượng kali trong cơ thế.
- Hạn chế ăn muối cũng như nêm muối vào trong quá trình chế biến món ăn. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh thận không nên thu nạp quá 2,4g muối mỗi ngày tương đương với 1 thìa muối.
Nên tuân thủ
- Ăn từ 4 đến 5 phần trái cây tươi mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh.
Không nên:
- Hạn chế các loại thực phẩm như: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, nội tạng, thịt gà, thịt gia cầm.
- Tất cả các loại cá và các hải sản khác.
- Tất cả các loại pho mát.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Hạn chế các thực phẩm chứa muối như:
- Thịt lợn muối, thịt hun khói, xúc xích.
- Cá muối, cá nướng, cá đóng hộp.
- Đối với các loại thực phẩm đông lạnh, bạn nên kiểm tra thông tin về hàm lượng muối có trong sản phẩm.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về chế độ ăn uống bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bởi chế độ ăn uống đôi khi còn phụ thuộc vào những nhân tố khác như loại rắc rối nào bạn đang gặp với thận, độ tuổi của bạn, giới tính, mức độ hoạt động, loại thuốc bạn đang sử dụng để điều trị bệnh, kết quả xét nghiệm máu, số lần đi tiểu mỗi ngày.Người già bị sỏi thận không cần giảm canxi
Những người cao tuổi trên 65 tuổi vừa bị huyết áp cao vừa bị sỏi thận, sỏi mật thường rất "khó xử" trong việc chọn thực đơn. Chứng cao huyết áp làm giảm lượng canxi trong cơ thể, nếu không bổ sung thì dễ loãng xương, ngược lại thì sợ tăng sỏi.
Cách đây không lâu, bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân trên tìm cách tiết giảm canxi trong bữa ăn. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Parma (Ý) đã chứng minh chế độ ăn như vậy càng dễ phát sinh thêm sỏi thận, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương. Trong nghiên cứu trên, 120 bệnh nhân nam được chia 2 nhóm: 60 người ăn theo chế độ nghèo canxi, 60 người theo một chế độ ăn có hàm lượng canxi bình thường, nhưng giảm protein và muối. Sau 5 năm, nhóm "kiêng canxi" bị nhiều sỏi thận hơn nhóm kia tới 40%. Theo giải thích của các nhà khoa học, những người này bài xuất ra nhiều oxalate, khi kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành sỏi thận. Như vậy, người cao tuổi bị bệnh cao huyết áp và sỏi có thể yên tâm bổ sung canxi để củng cố hệ xương của mình.
Có thể phòng chống sỏi bằng một chế độ ăn đem lại đầy đủ canxi (1.000-1.200 mg/ngày) nhưng giảm muối và protein. Ăn làm nhiều bữa, phân phối đều trong ngày. Điều tối quan trọng là uống nhiều nước, cứ 1-2 tiếng lại uống 1 ly, không đợi khát.
Có thể ăn theo chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension - các cách tiếp cận bằng chế độ ăn để chặn đứng cao huyết áp). Đặc điểm của chế độ ăn này là:
- Nhóm thức ăn chính cũng vẫn là bột - đường kèm theo chất xơ, thí dụ khoai, bắp, gạo lức...
- Giảm muối và natri: Không quá 6,1 g muối hoặc 4 muỗng cà phê nước mắm mỗi ngày. Lưu ý: 12% trọng lượng bột ngọt là natri, nên cũng cần hạn chế loại gia vị thông dụng này (khoảng 1 g/ngày). Nên tránh những thứ đã chế biến sẵn vì thường đã có thêm muối trong quá trình chế biến.
- Những người dư cân cần cố gắng giảm trọng lượng: giảm hẳn chất béo và các chất bột - đường (kể cả nước ngọt); ăn làm nhiều bữa nhỏ và chọn những thức ăn nghèo calo nhưng giàu muối khoáng, sinh tố và chất xơ, tức là rau và trái cây; tăng hoạt động chân tay.
- Giới hạn uống rượu: Nam không quá 2 ly, nữ không quá 1 ly rượu chát (150 ml/ngày), hoặc 2 lon bia cho nam, 1 lon bia cho nữ/ngày.
- Đối với những người có thói quen hay ăn vặt, thay vì ăn bánh, kẹo ngọt, hay những loại "snack" hơi mặn (như đậu phộng rang, khoai tây chiên giòn...), nên chuyển sang trái cây tươi (hay đóng hộp không thêm đường hoặc muối), hạt dẻ, yaourt làm bằng sữa bột gầy...
Hoa quỳnh chữa sỏi thận
Ngoài việc chữa trị hiệu quả chứng sỏi ở đường tiết niệu, loài hoa đẹp này còn giúp điều trị ho, viêm họng, vết bầm tím...
Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.
Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.
Các công dụng khác:
Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.
Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.
Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.
Chanh hạn chế nguy cơ sỏi thận
Nếu bạn thật sự thích uống trà đá thì đây là thời điểm lý tưởng cho bạn hạn chế dùng chúng. Theo một chuyên gia tiết niệu Mỹ, uống quá nhiều trà đá có thể gây bệnh sỏi thận. Trà đá chứa hàm lượng cao oxalate, một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi thận. Mặc dù trà nóng cũng chứa oxalate, nhưng không dễ gì bạn uống một lượng đủ lớn để hình thành sỏi thận.
“Đối với những ai dễ có nguy cơ hình thành sỏi thận, thì trà đá là thức uống tồi tệ nhất”, tiến sĩ John Milner, chuyên gia tiết niệu tại Đại học Loyola University Chicago (Mỹ), cho biết. Nam giới, phụ nữ mãn kinh với hàm lượng hormone sinh dục nữ oestrogen thấp và phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng là thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn những người khác.
Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.
Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng.
H.Y
Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.
Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng.
H.Y
Ăn uống khoa học để giảm sỏi thận
1.Uống nhiều nước
Uống nhiều các loại nước như: nước ép từ trái cây và rau, nước ép cà rốt, táo, nước cam có chứa lượng muối acid citric cao. Muối acid citric có tác dụng giảm việc hình thành acid uric và hạn chế tạo ra muối canxi gây nên sỏi thận.
2. Canxi
Mặc dù hầu hết sỏi thận đều hình thành từ canxi, tuy nhiên lượng canxi thấp cũng không tốt cho cơ thể vì thế cần đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi qua chế độ ăn hàng ngày.
3. Đường
Bạn có biết rằng cơ thể thừa đường có thể gây ra bệnh sỏi thận? Vậy nên, cẩn thận với những thực phẩm nhiều đường để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
4. Chất xơ
Nên cung cấp khoảng 30g chất xơ cho cơ thể mỗi ngày, các loại chất xơ có thể hoà tan trong nước như chất xơ trong trái cây và rau xanh rất có lợi cho sức khoẻ và những người bị sỏi thận.
5. Vitamin
Các loại đa vitamin chất lượng cao và vitamin B giúp giữ lượng canxi trong cơ thể ở mức độ thấp, cơ thể thiếu vitamin B làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
6. Magiê
Nên cung cấp cho cơ thể 300mg viên nang Magiê mỗi ngày, chất khoáng này rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sỏi thận.Theo Dân trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét